Tuần trước,ĐằngsaukếhoạchbáothùIsraelcủachỉty le keo chinh xac Hamas bất ngờ tấn công ào ạt Israel trong Chiến dịch Bão al-Aqsa, khiến hơn 1.000 người Israel thiệt mạng tính đến ngày 11.10. Israel so sánh hành động này với vụ tấn công khủng bố ngày 11.9.2001 tại Mỹ. Theo Reuters, "đạo diễn" chiến dịch lần này của Hamas chính là thủ lĩnh Mohammed Deif, người đứng đầu Các lữ đoàn Izz el-Deen al-Qassam - nhánh quân sự của lực lượng.
Chiến dịch bí mật
Mohammed Deif hiếm khi xuất hiện hay lên tiếng công khai, nhưng mỗi khi điều đó xảy ra là điềm báo của một sự kiện hệ trọng. Theo Reuters, những phát ngôn của Deif, người bị Israel truy nã gắt gao nhất, đã được sử dụng trong đoạn ghi âm do Hamas phát sóng khi lực lượng này nã hàng ngàn quả rốc két về phía Israel ngày 7.10, gợi ý cuộc tấn công là màn trả đũa cho các cuộc đột kích của lực lượng Israel vào nhà thờ al-Aqsa, một trong những nơi thiêng liêng nhất đối với người Hồi giáo.
Vào tháng 5.2021, sau một cuộc đột kích của Israel vào nhà thờ tại Jerusalem này khiến thế giới Ả Rập và Hồi giáo phẫn nộ, Deif bắt đầu lên kế hoạch cho chiến dịch báo thù ngày 7.10, Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với Hamas tiết lộ.
Chiến dịch của Hamas ở Israel: Từ nghi binh công phu đến tấn công chớp nhoáng
"Những cảnh Israel xông vào nhà thờ al-Aqsa trong lễ Ramadan, đánh đập người cầu nguyện, tấn công, kéo lê người già và người trẻ khỏi nhà thờ đã châm ngòi [cho chiến dịch]. Toàn bộ việc này đã tiếp sức và châm ngòi cho sự giận dữ", nguồn tin nói.
"Hôm nay là ngày mà sự thịnh nộ của al-Aqsa, của nhân dân và dân tộc ta bùng nổ. Những chiến binh của chúng ta, hôm nay là ngày các bạn khiến cho kẻ phạm tội này hiểu rằng ngày tàn của hắn đã đến", ông Deif tuyên bố.
Nguồn tin thân cận Hamas nói quyết định chuẩn bị cho cuộc tấn công được Deif và thủ lĩnh Hamas tại Dải Gaza Yehya Sinwar cùng đưa ra, nhưng không rõ ai là kiến trúc sư. "Có hai bộ não nhưng chỉ có một chủ mưu", nguồn tin nói và cho biết thông tin chiến dịch chỉ được thông tin trong một nhóm nhỏ lãnh đạo của Hamas.
Ngay cả Iran, đối thủ chính của Israel trong khu vực và được cho là nguồn tài trợ tài và quân sự chính của Hamas, cũng chỉ nắm thông tin sơ bộ rằng một chiến dịch lớn được lên kế hoạch và không biết rõ chi tiết hay thời điểm nó diễn ra.
Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 10.11 nói rằng Tehran không liên quan vụ tấn công Israel. Giới chức Mỹ cũng thừa nhận chưa có bằng chứng Iran dàn dựng các cuộc tấn công.
Lực lượng Hamas của người Palestine là ai?
Trong khi đó, một nguồn tin an ninh Israel nói rằng Deif đã liên quan trực tiếp trong việc lên kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công. Kế hoạch của Deif bao gồm nỗ lực đánh lừa Israel, làm cho nước này tin rằng Hamas không quan tâm đến việc khơi mào xung đột mà chỉ tập trung vào phát triển kinh tế tại Dải Gaza.
Tuy nhiên trong khi Israel cung cấp các hỗ trợ kinh tế cho công nhân Gaza, các tay súng của Hamas đã được huấn luyện và diễn tập cho cuộc chiến. Ali Baraka, người phụ trách đối ngoại của Hamas, nói "đã chuẩn bị cho trận đánh này trong 2 năm".
Trong đoạn ghi âm, ông Deif lên án Israel vì chiếm đóng lãnh thổ Palestine tại Bờ Tây, phong tỏa Dải Gaza và tấn công người Palestine trên mảnh đất của họ. "Trước sự loạn lạc của việc chiếm đóng và sự phủ nhận của họ đối với luật pháp và nghị quyết quốc tế, và trước sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây cùng sự im lặng của quốc tế, chúng tôi đã quyết định đặt dấu chấm hết cho toàn bộ việc này", ông Deif tuyên bố.
Vị chỉ huy bí ẩn
Mohammed Deif được sinh ra tại một trại tị nạn ở Khan Yunis (miền nam Dải Gaza) vào thập niên 1960, tên khai sinh là Mohammed Diab Ibrahim al-Masri. Cuộc sống thời niên thiếu của người này không được biết đến nhiều, nhưng theo Sky News, Deif từng học khoa học tại Đại học Hồi giáo Gaza và là thành viên một nhóm kịch. Ông tiếp tục biểu diễn sau khi gia nhập Hamas, đôi khi tham gia các đoạn video tuyên truyền của tổ chức, theo chuyên gia về Trung Đông Avi Melamed tại Viện Eisenhower (Mỹ) nói với tờ The Washington Post.
Mohammed Deif được cho là gia nhập Hamas trong cuộc Intifada (cuộc nổi dậy của người Palestine) lần thứ nhất, bắt đầu từ năm 1987. Năm 1989, Deif bị Israel bắt và bị giam 16 tháng.
Ông học kỹ năng chế tạo bom từ Yehya Ayyash, người được biết đến với biệt danh "Kỹ sư". Deif bị cáo buộc chủ mưu nhiều vụ đánh bom tự sát từ năm 1995 và là kiến trúc sư của mạng lưới đường hầm phức tạp bên dưới Dải Gaza. Ông còn được ghi nhận trong việc thiết kế rốc két của Hamas.
Deif là một trong những nhân vật giúp cho sự phát triển của cánh quân sự của Hamas từ năm 1994. Năm 2002, ông trở thành lãnh đạo Các lữ đoàn Izz el-Deen al-Qassam sau khi người tiền nhiệm bị Israel thủ tiêu.
Là người bị truy nã gắt gao, hành tung của Deif là một trong những điều hết sức bí mật. Cho đến nay, chỉ có 3 hình ảnh của Deif xuất hiện, gồm một bức ảnh lúc còn ở độ tuổi đôi mươi, một bức ảnh che mặt và một bức chụp cái bóng của người này, thường được sử dụng khi phát sóng các đoạn ghi âm của ông. Ông Deif không sử dụng thiết bị công nghệ kỹ thuật số như điện thoại thông minh nhưng có nhiều hộ chiếu và nhân dạng.
Jacob Eriksson, chuyên gia về xung đột Israel-Palestine tại Đại học York (Anh) cho biết cái tên Deif trong tiếng Ả Rập còn mang nghĩa "vị khách", ý nói vị chỉ huy của Hamas không bao giờ ở lại cùng một nơi quá một đêm để tránh bị bắt.
Ông Deif được cho là đã thoát chết sau hàng loạt vụ ám sát nhưng đã bị mất một mắt, một tay và bị thương nặng ở chân, phải dùng xe lăn. Một cuộc không kích vào năm 2014 của Israel khiến vợ và 2 con của ông Deif thiệt mạng. Kênh France24 cho hay khả năng lẩn trốn của Deif khỏi sự truy sát của tình báo Israel giúp ông này được đặt biệt danh là "người có 9 mạng".